Đồng là gì? Phân loại, tính chất & ứng dụng kim loại đồng 🏆【Nhật Minh®】 tháng 04/2024

Đồng là gì? Phân loại, tính chất & ứng dụng kim loại đồng

 ⭐ Nhật Minh đáp ứng nhanh mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra⭐ Nhân viên tư vấn chuyên môn cao + báo giá liên tục
⭐ Công tác mua bán phế liệu tiến hành nhanh gọn⭐ Vận chuyển bởi các loại máy móc hiện đại
⭐ Chi trả tiền hàng chỉ duy nhất một lần⭐ Có đầy đủ giấy phép kinh doanh
⭐ Thu mua tất cả mọi mặt hàng phế liệu⭐ Khách hàng có thể kết nối với công ty qua một số nền tảng khác như: zalo, facebook, viber…

Có rất nhiều sản phẩm/ vật phẩm được chế tạo bằng đồng, có mặt trong đời sống xung quanh. Dù là so với vàng bạc thì đồng có giá thấp hơn. Tuy nhiên đồng lại nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ chi tiết hơn.

Khái niệm: Đồng là gì?

Theo sách sử ghi lại, từ khoảng 8000 năm trước công nguyên, con người đã sử dụng đồng để phục vụ trong đời sống. Kim loại đồng có đặc điểm: dẻo, mềm, dễ uốn nắn, có tính dẫn nhiệt & dẫn điện rất tốt. Chúng có màu cam đỏ khi ở dạng tươi nguyên chất.

Ban đầu vì được khai thác nhiều tại Síp nên có tên là kim loại Síp (cyprium). Sau này được mở rộng ra thì gọi tắt luôn là cuprium (đây là tên latin của đồng). Bên cạnh đó, đồng còn là kim loại đầu tiên được đúc thành khối, kim loại đầu tiên nung chảy từ quặng, kim loại đầu tiên kết hợp với thiếc ( hợp kim đồng ) để tạo ra đồng đỏ.

Hợp chất của đồng là gì?

Thông thường, hợp chất của đồng sẽ ở dưới dạng muối đồng II, & sử dụng để làm thuốc nhuộm. Với những ion đồng nồng độ thấp đóng vai trò là vi chất dinh dưỡng cho cơ thể động vật bậc cao. Tuy nhiên ngược lại, nếu như ion ở nồng độ cao thì rất có thể sẽ trở thành “thuốc độc” đối với sinh vật. 

Ngoài ra, để diệt nấm – diệt khuẩn, người ta còn sử dụng ion đồng cho tan trong nước & đặc biệt là để bảo quản gỗ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Đồng Đỏ là gì? Cách nhận biết, giá & phân biệt với đồng thau

Phân loại đồng như thế nào?

Đồng được chia thành 2 loại chính là đồng đỏ và hợp kim của đồng.

Đồng đỏ:

Nói chính xác hơn là màu đỏ nâu. Người ta tạo ra đồng đỏ bằng cách luyện bằng phương pháp nhiệt phân. Có như thế thì đồng mới đạt ở mức tốt nhất với độ bền, tính thẩm mỹ tốt & khả năng chống ăn mòn đạt chuẩn.

Hợp kim đồng:

Được chia nhỏ thành 2 loại hợp kim là hợp kim Brông (gồm có đồng xanh và đồng thanh), hợp kim La tông (bao gồm đồng đặc biệt là đồng vàng). Cấu tạo hợp kim của đồng là từ Al, Zn, Pb,..So với mẫu đồng đỏ truyền thống thì chúng mang tính thẩm mỹ cao hơn hẳn. Vì vậy, hợp kim đồng được nhiều người ưu tiên chọn lựa hơn

Đồng có tính chất gì?

Kim loại đồngthực sự không được sử dụng phổ biến rộng rãi bằng kim loại sắt thép. Vì giá thành của chúng có cao hơn một chút. Tuy nhiên, kim loại đồng lại có nhiều ưu điểm hơn sắt thép khi so sánh về những tính chất, đặc điểm.

  • Tính dẻo

Với chỉ một giọt đồng là đã có thể kéo dài đến 2000m hay dễ dàng dát mỏng hơn cả tờ giấy. Cũng vì ưu điểm này nên đồng được ứng dụng nhiều trong chế tạo dập uốn những sản phẩm theo các hình dạng yêu thích

  • Tính dẫn điện cao

Đồng xếp vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng tính dẫn điện của các kim loại. Chỉ sau vàng & bạc. Mà giá thành của vàng và bạc lại rất cao nên trong việc chế tạo đồ dùng thiết bị dẫn điện thì kim loại đồng vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu. 

Nhiều sản phẩm thiết bị dẫn điện đang được bán trên thị trường đều có lõi được làm từ đồng đỏ. Điển hình ví dụ như: bo mạch in, máy tản nhiệt, lò vi sóng, dây điện mạch, chất bán dẫn, microchips,..

  • Tính chống ăn mòn

Tuy là đồng có độ cứng không được cao, nhưng bù lại khả năng chống ăn mòn cực kì vượt trội. Nhất là trong môi trường, khí hậu khắt nghiệt

  • Tính hàn

Tính hàn cao nên đồng thường được ứng dụng nhiều trong các ngành gia công.

Một số lưu ý đó chính là khi hàm lượng tạp chất, oxy có ở trong đồng tăng lên bao nhiêu  thì tính hàn của chúng cũng bị giảm đi bấy nhiêu. 

Kim loại đồng và những đặc điểm của chúng

  • Khả năng gia công kém: Phôi đồng rất mềm & dẻo nên mới gây ra tình trạng này. Tuy nhiên đặc điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được khi cho thêm Pb ( Chì ) vào quá trình chế tạo.
  • Tính đúc tương đối kém: Trong khi nhiệt độ nóng chảy tương đối cao ở mức 1083 độ C, thì độ loãng của đồng lại nhỏ.
  • Đồng sở hữu khối lượng riêng lớn hơn gấp 3 lần kim loại nhôm, lớn hơn gấp 4 lần so với nhựa Teflon.

Để nhận biết đồng thì nên làm gì?

Bạn có thể áp dụng 4 cách cơ bản sau đây để dễ dàng nhận biết đồng:

  • Sử dụng vật kim loại

Sử dụng một chiếc máy mài kim loại; còn nếu không có thể dùng dùi sắt cũng được. Mài/ dùi nhẹ lên trên bề mặt của kim loại đồng. Bạn quan thấy thấy rằng, ban đầu bề mặt bóng loáng, sau đó ngả dần tối xỉn màu thì rất có thể là đồng giả.

Còn nếu càng mài/ càng dùi mà thấy bề mặt càng sáng lên thì chính xác đó là đồng thật. Mặc dù cách thức này đơn giản nhưng lại có nhược điểm là chỉ sau khi mua đồng về mới thử được chứ không thể kiểm tra trực tiếp tại cửa hàng

  • Sử dụng lửa

Cách này dễ áp dụng nhất: chỉ cần hơ đồng trực tiếp dưới ngọn lửa. Vì tính chất của đồng là mềm dẻo nên quan sát thấy màu sắc của chúng không bị thay đổi, hình dạng không bị biến đổi thì là đồng thật. Ngược lại nếu khi hơ với lửa một lúc mà bề mặt đã ngả xỉn màu thì là đồng giả, hoặc đã bị pha trộn với một số tạp chất khác chứ không còn là đồng nguyên chất nữa.

  • Nhận biết qua từ tính

Khi để đồng ở gần nam châm sẽ thấy không có hiện tượng đẩy hay hút nào xảy ra vì đồng có đặc điểm mang từ tính nhẹ. Nếu như thả nam châm rơi ở trong ống đồng thì nam châm sẽ rơi với tốc độ chậm hơn bình thường. 

  • Nhận biết qua đo mật độ

Đây cũng là một trong những cách để nhận biết đồng. Cách này thì bạn sẽ ứng dụng được ngay khi mua ở cửa hàng để biết được đó có phải là đồng thật hay không. 

Đồng có mật độ là 8,92gr/ml. Khi cân & chia trọng lượng, nếu như kết quả chênh lệch quá nhiều với mật độ chính thì tỷ lệ cao đó không phải là đồng thật, đồng nguyên chất.

Ứng dụng của đồng

Vượt trội với nhiều ưu điểm nên đồng được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

  • Trong ngành điện chiếm 65% sản lượng

Đồng là kim loại lý tưởng nhất để sử dụng làm dây dẫn điện. Chúng được đánh giá cao nhất trong tất cả những kim loại vì tính dẫn điện tốt, chỉ đứng sau vàng và bạc. Các dây điện làm từ đồng lại tiết kiệm hơn nhiều so với vàng, bạc. Chưa kể, hiệu quả của dây điện đồng lên đến 99,75%.

  • Trong ngành xây dựng chiếm đến 25% tổng sản lượng

Trong các công trình/ dự án xây dựng, vật liệu đồng là tiêu chuẩn vì tính mềm dẻo rất dễ tạo hình, uốn nắn. Đồng thời chúng còn có khả năng chống ăn mòn ở mức cao, rất phù hợp cho các công trình xây dựng hệ thống phun nước, hệ thống thủy lợi, ống dẫn dầu khí,..Ngoài ra, đồng còn đóng vai trò trong việc ức chế các virus, vi khuẩn trong nước đem đến nguồn nước sạch cho người dùng.

Chế tác kim loại đồng trong trang trí kiến trúc thẩm mỹ như làm mái nhà, làm khóa cửa, nắm cửa, đèn ngủ,..

  • Trong ngành giao thông vận tải chiếm 7%

Đồng là một trong những thành phần quan trọng có trong những thiết bị như tàu hỏa, máy bay, ô tô, tàu thuyền ốc vít, dây chuyền thủy lực, dây hệ thống rã đông, hệ thống định vị,..

  • Các ngành khác cũng chiếm đến 3%

Ngoài nhiều ứng dụng chính trong ngành điện, ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng thì đồng còn được ứng dụng hầu hết trong tác phẩm nghệ thuật như là tượng nữ thần tự do, thiết bị độ gia dụng như là máy lạnh, bếp điện,..

Bảng giá phế liệu tổng hợp tại công ty Nhật Minh – Đường dây nóng: 0933383678 – 0976446883

Thu mua phế liệuPhân loạiĐơn giá (VNĐ/kg)
ĐồngĐồng cáp155.000 – 400.000
Đồng đỏ135.000 – 300.000
Đồng vàng115.000 – 250.000
Mạt đồng vàng95.000 – 200.000
Đồng cháy125.000 – 235.000
SắtSắt đặc12.000 – 25.000
Sắt vụn10.00 – 15.000
Sắt gỉ sét9.000 – 15.000
Bazo sắt9.000 – 15.000
Bã sắt9.000 – 15.000
Sắt công trình9.000 – 12.000
Dây sắt thép9.000 – 12.000
ChìChì cục540.000
Chì dẻo395.000
Bao bìBao Jumbo70.000 – 90.0000 (bao)
Bao nhựa90.000 – 195.000 (bao)
NhựaABS25.000 – 60.000
PP15.000 – 40.000
PVC10.000 – 40.000
HI20.000 – 50.000
Ống nhựa12.000 – 15.000
GiấyGiấy carton5.000 – 13.000
Giấy báo13.000
Giấy photo13.000
KẽmKẽm IN50.000 – 95.000
InoxInox 20115.000 – 35.000
Inox 304, Inox 31635.000 – 65.000
Inox 410, Inox 420, Inox 43015.000 – 25.000
Ba dớ Inox10.000 – 18.000
NhômNhôm loại 1 (nhôm đặc nguyên chất)55.000 – 85.000
Nhôm loại 2 (hợp kim nhôm)45.000 – 70.000
Nhôm loại 3 (vụn nhôm, mạt nhôm)25.000 – 55.000
Bột nhôm4.500
Nhôm dẻo35.000 – 50.000
Nhôm máy30.000 – 45.000
Hợp kimBăng nhóm15.000
Thiếc12.000
NilonNilon sữa12.000 – 20.000
Nilon dẻo15.000 – 30.000
Nilon xốp5.000 – 15.000
Thùng phiSắt110.000 – 160.000
Nhựa115.000 – 185.000
PalletNhựa95.000 – 230.000
NikenCác loại170.000 – 330.000
Linh kiện điện tửmáy móc các loại350.000 trở lên

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về đồng là gìmà công ty Nhật Minh  muốn chia sẻ đến với bạn. Với những nội dung vừa được chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về đồng. Tham khảo thêm bảng giá phế liệu đồng ở thời điểm hiện tại nhé!!

Địa chỉ Công ty

Công Ty TNHH Thương Mại Nhật Minh

Trụ Sở: 1218/11 QL1A, Khu Phố 1, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM

Chi nhánh miền Bắc: 266 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh miền Trung: Số 14 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Hotline/Zalo: 0933383678 anh Nhật – 0976446883 anh Minh ( 0933383678 – 0976446883 )

Email: phelieubactrungnam@gmail.com

Ban biên tập: Phế Liệu Nhật Minh

zalo
zalo
0933.383.678 0976.446.883
Translate »